Theo ông Nguyễn Xuân Cường - Chủ tịch VIRESA, thể thao điện tử trở thành 1 trong 40 môn thi đấu có mặt tại SEA Games 31 là nhờ sự ủng hộ tích cực từ phía Liên đoàn Thể thao điện tử Châu Á (AESF) cũng như Liên đoàn thể thao các nước Đông Nam Á.
Qua sự kiện này, có thể thấy Thể thao điện tử đã được xã hội công nhận là môn thể thao chính thức và bình đẳng như với các môn thể thao truyền thống khác, ông Cường nói.
Nhận định về cơ hội giành huy chương của Thể thao điện tử Việt Nam, ông Đỗ Việt Hùng - Tổng thư ký VIRESA cho rằng, chúng ta có nhiều vận động viên và đội tuyển mạnh đã đạt thành tích cao trong các giải đấu khu vực và quốc tế. Do vậy, Việt Nam có đầy đủ tự tin vào một kỳ SEA Games thành công cả về công tác tổ chức lẫn thành tích thi đấu.
Trước đó, tại SEA Games 30, Philippines đã đưa Thể thao điện tử vào nội dung thi đấu giành huy chương với 6 bộ môn là Mobile Legends: Bang Bang, Arena of Valor, Dota 2, Starcraft II, Tekken 7 và Hearthstone. Tại đây, Việt Nam đã giành 3 HCĐ.
SEA Games 31 dự kiến sẽ được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 21/11/2021 đến ngày 2/12/2021. Theo các chuyên gia, đây là cơ hội tốt để Thể thao điện tử Việt Nam khẳng định vị thế của mình.
Trọng Đạt
" alt=""/>Thể thao điện tử trở thành môn thi đấu chính thức tại SEA Games 31Các cuộc tấn công mạng xuất hiện trong xung đột Nga - Ukraine - Ảnh minh hoạ
Mykhailo Fedorov, Bộ trưởng Chuyển đổi số Ukraine chia sẻ với báo chí khi các website Chính phủ, Bộ Ngoại giao, cơ quan an ninh của Ukraine đã tê liệt vào ngày 23/2. Vụ tấn công xảy ra chỉ ít giờ ngay trước khi “chiến dịch quân sự đặc biệt” của quân đội Nga diễn ra.
Cuộc tấn công DDos đã được tiến hành rộng khắp lãnh thổ, làm ảnh hưởng tới website của Nghị viện Ukraine, đồng thời dữ liệu tại một số ngân hàng tại quốc gia này cũng bị tấn công.
Trước đó, mạng trực tuyến của Bộ Quốc phòng Ukraine cùng 2 ngân hàng cũng bị chiếm quyền điều khiển trong các vụ tấn công khác, theo báo cáo. Trong một tuyên bố chính thức, cơ quan giám sát bảo vệ dữ liệu Ukraine xác nhận các vụ tấn công mạng đang có xu hướng gia tăng.
Qua điều tra, hãng bảo mật ESET cho biết đã phát hiện một phần mềm phá hoại mới được phát hiện lưu hành tại Ukraine, phần mềm này đã tấn công hàng trăm máy tính tại quốc gia này. Hãng bảo mật này cho rằng, nhiều khả năng vụ tấn công này đã được chuẩn bị từ trước đó khoảng một vài tháng.
Mặc dù các ngân hàng đã nâng cao mức độ cảnh báo các cuộc tấn công mạng có thể gây ra bởi hacker Nga trong bối cảnh tình hình chiến sự tiếp tục leo thang tại Ukraine. Tuy nhiên, các ngân hàng vẫn không thể tránh khỏi và bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bởi các cuộc tấn công DDoS khiến các website tê liệt và lây nhiễm phần mềm độc hại, đây là 2 cách thức được cho là “bài tủ” của hacker Nga trong các cuộc tấn công mạng.
Ukraine kêu gọi cộng đồng tin tặc ngầm “kháng chiến”
Đứng trước những cuộc tấn công mạng nghiêm trọng, Ukraine đã làm một điều chưa từng có tiền lệ trước đó. Ukraine tiến hành kêu gọi cộng đồng tin tặc ngầm trong nước đứng ra tham gia bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng và theo dõi các động thái của Nga trên không gian mạng.
Ukraine kêu gọi bảo vệ cơ sở hạ tầng quan trọng về không gian mạng - Ảnh minh hoạ
"Cộng đồng mạng Ukraina! đã đến lúc tham gia vào công cuộc phòng thủ không gian mạng của đất nước chúng ta", một bài kêu gọi có đoạn viết, đồng thời đề nghị các tin tặc và chuyên gia an ninh mạng nộp đơn đăng ký qua ứng dụng Google Docs, trong đó liệt kê các chuyên môn của mình như phát triển phần mềm mã độc hay những thứ có liên quan.
Yegor Aushev, đồng sáng lập viên một công ty an ninh mạng ở Kiev, nói với Reuters rằng ông đã viết lời kêu gọi này theo đề nghị của một quan chức cấp cao thuộc Bộ Quốc phòng Ukraina, người đã liên hệ với ông hôm 24/2
Tuy nhiên, đại diện Bộ Quốc phòng Ukraina không đưa ra bình luận nào, trong khi một tùy viên quốc phòng tại Đại sứ quán Ukraina ở Washington D.C. (Mỹ) cũng cho biết ông "không thể xác nhận, song cũng không phủ nhận” thông tin này.
Phía các tình nguyện viên tham gia lời kêu gọi sẽ được chia thành hai đơn vị phòng thủ và tấn công. Đơn vị phòng thủ sẽ được sử dụng để bảo vệ các cơ sở hạ tầng như nhà máy điện và hệ thống nước sạch. Trong một cuộc tấn công mạng xảy ra năm 2015, khoảng 225.000 người Ukraina đã rơi vào cảnh mất điện.
Trong khi đó, đơn vị tấn công sẽ hỗ trợ quân đội Ukraina tiến hành những hoạt động gián điệp kỹ thuật số để theo dõi các lực lượng Nga..
Đến tối muộn ngày 24/2 Ukraine đã nhận được hàng trăm đơn ứng tuyển, và sẽ bắt đầu kiểm tra để đảm bảo không ai trong số các ứng viên là đặc vụ Nga trà trộn. Dù vậy, có vẻ như nỗ lực xây dựng một lực lượng an ninh mạng ở thời điểm này là đã muộn với họ.
Nhóm hacker khét tiếng Anonymous tuyên chiến với Nga
Trước các cuộc tấn công mạng của Nga vào Ukraine, trong một thông báo trên Twitter hôm 24/2, tổ chức tin tặc “mũ đen” nổi tiếng thế giới Anonymous cho biết đang tham gia vào một cuộc “chiến tranh mạng” chống lại chính phủ Nga. Một số trang web của chính phủ Nga, Điện Kremlin, Duma và Bộ Quốc phòng đã bị Anonymous tấn công làm tê liệt.
Nhóm hacker Anonymous tuyên chiến với Nga - Ảnh minh hoạ
Ngày 25/2, hệ thống theo dõi Internet NetBlocks xác nhận các trang web của Điện Kremlin, Duma quốc gia Nga, Bộ Quốc phòng nước đều trong trạng thái không thể truy cập.
Ngoài ra, nhóm hacker này còn thực hiện các cuộc tấn công DDoS phân tán đánh vào các trang web các nhà cung cấp dịch vụ internet của Nga, như Com2Com, Relcom, Sovam Teleport và PTT-Teleport Moscow.
Vào ngày 27/2, theo Forbes, kênh truyền hình quốc gia của Nga bị chiếm quyền điều khiển và bị buộc phát sóng nội dung và bài hát về Ukraina. Chỉ sau 2 ngày kể từ khi tuyên chiến, đã có tới 300 trang web của chính phủ, ngân hàng và các cơ quan truyền thông tại Nga bị nhóm hacker đánh sập.
Giới phân tích nhận định các cuộc tấn công sẽ còn có diễn biến nghiêm trọng hơn khi Anonymous liên tục đăng thông điệp “chiêu mộ” thành viên. Nhóm hacker còn này kêu gọi tin tặc khắp thế giới tham gia chiến dịch cùng mình.
Chưa dừng lại ở đó, Anonymous còn tuyên bố rằng họ đã đóng cửa cơ quan vũ trụ của Nga trên Twitter khiến cho Nga không thể sử dụng vệ tinh do thám. Tuy nhiên cơ quan điều khiển vệ tinh của Nga đã phủ nhận bất cứ điều gì tương tự đã thực sự xảy ra. Cơ quan này cũng cho biết Trung tâm kiểm soát hoạt động không gian vẫn hoạt động bình thường.
Trong dòng tweet bằng tiếng Anh, một chính trị gia người Nga viết: “Thông tin của những kẻ lừa đảo nhỏ mọn này là không đúng sự thật. Tất cả các trung tâm kiểm soát hoạt động không gian của chúng tôi đang hoạt động bình thường.”
Sau nhiều ngày bị nhóm hacker Anonymous tấn công, mới đây, các tin tặc đến từ Nga đã bắt đầu có những động thái "phản công". Một nhóm tin tặc có tên Killnet, được cho là đến từ Nga, đã tuyên bố đánh sập một trong những trang web chính thức của Anonymous. Đồng thời, nhóm này còn chiếm quyền điều khiển nhiều tài khoản mạng xã hội của nhóm hacker này, theo The Cyber Shafarat
Nhóm Killnet cũng kêu gọi người dân tại Nga tin tưởng vào các hành động của Chính phủ, tránh nghe theo những tin đồn, thông tin không đúng sự thật được chia sẻ tràn lan trên mạng xã hội..
Sau khi “đánh úp” Anonymous, nhóm hacker Killnet cũng không quên mỉa mai Anonymous với nội dung: "Về phần nhóm tin tặc Anonymous, hãy chăm sóc và khôi phục trang web của các người, trông nó thật đáng thương trong bối cảnh các người đang đe dọa đất nước chúng tôi".
Cho tới thời điểm hiện tại, tổ chức Anonymous vẫn chưa đưa ra bất kỳ phản hồi nào cho hành động này.
Nguy cơ dẫn đến cuộc chiến tranh mạng toàn cầu
Nguy cơ diễn ra một cuộc chiến tranh an ninh mạng toàn cầu - Ảnh minh hoạ
Với những cuộc tấn công mạng dồn dập như vậy, các chính phủ ở cả hai bờ Đại Tây Dương lo ngại tình hình có thể lan sang các nước khác, trở thành một cuộc chiến tranh mạng diện rộng. Các quan chức ở cả Mỹ và Anh lưu ý các doanh nghiệp hết sức cảnh giác đến vấn đề an ninh mạng trước bối cảnh căng thẳng này. Thủ tướng Estonia - Kaja Kallas cũng cho biết các quốc gia châu Âu nên lưu tâm đến tình hình an ninh mạng ở quốc gia của mình.
Các nhà nghiên cứu an ninh mạng cho biết trên CNBC, một cuộc chiến tranh mạng hoàn toàn có thể xảy ra giữa Nga và phương Tây. Theo họ, cuộc tấn công mạng đóng vai trò như một phần vũ khí của bất kỳ quốc gia nào
Nga từ lâu đã bị chính phủ các nước và các nhà nghiên cứu an ninh mạng cáo buộc tiến hành các cuộc tấn công mạng và các thực hiện các chiến dịch phát tán thông tin sai lệch. Giờ đây, các chuyên gia cho rằng Nga có thể tung ra nhiều hình thức tấn công mạng tinh vi hơn, nhằm vào Ukraine và có thể cả các nước khác.
Về phần mình, Nga khẳng định "chưa bao giờ và không tiến hành bất kỳ hoạt động độc hại nào trên không gian mạng".
Thái Hoàng – Lê Mỹ(tổng hợp)
Các cuộc chiến trên mạng tuy không có tiếng súng nhưng vẫn sở hữu mức độ “sát thương” cao trên diện rộng trong cuộc chiến Nga - Ukraine.
" alt=""/>“Nóng” chiến tranh an ninh mạng trong xung đột NgaVậy còn những tuyển thủ eSports, những người không chạy theo trào lưu này thì sao? Hãy cùng xem ngày ấy bây giờ của họ có gì thay đổi nhé.
Chim Sẻ Đi Nắng
Chim Sẻ Đi Nắng tên thật là Nguyễn Đức Bình (SN 1996), quê ở Đan Phượng, Hà Tây (nay là Hà Nội). Ngay từ khi học cấp 2, Sẻ đệ đã chứng tỏ đam mê và năng khiếu với bộ môn Đế Chế. Và trong một lần đánh giải được ông bầu AOE nhìn trúng, cuộc đời Nguyễn Đức Bình đã bước sang trang mới. 15 tuổi, một thần đồng xuất hiện giữa đất trời thủ đô, lạnh lùng đánh bại những cao thủ hàng đầu Việt Nam lẫn Trung Quốc, đó chính là Chim Sẻ Đi Nắng.
![]() |
Chim Sẻ Đi Nắng đã lên xe hoa vào 16/11 vừa qua |
Giờ đây, ở tuổi 24, Chim Sẻ Đi Nắng đã chính thức kết hôn với cô bạn gái bí mật trong một lễ cưới ấm cúng diễn ra vào 16/11 vừa qua. Ngoài ra, Sẻ đệ vẫn là streamer chủ lực trên nền tảng Facebook Gaming với thu nhập hàng tháng không dưới 20.000 USD.
ProE
Hanyian tên thật là Trần Quang Hiệp (SN 1998), người từng được xem là thần rừng sáng giá của VCS Việt Nam trước khi bị cấm thi đấu do vướng vào lùm xùm cày thuê. Kể từ đây, Hanyian bắt đầu làm lại cuộc đời với cái tên mới ProE và thi đấu ở Đấu Trường Danh Vọng.
![]() |
ProE đã vụt sáng trở thành quái kiệt ở ĐTDV, sau khi bị cấm thi đấu ở VCS |
Rất mau chóng, người ta đã tìm ra quái kiệt mới ở vị trí trợ thủ mà không ai khác chính là ProE. Cũng từ đây, ProE chuyển sang Team Flash và đã chinh phục được đỉnh cao danh vọng với 4 chức vô địch quốc nội liên tiếp và 2 lần vô địch thế giới. Nhờ đó, cùng với những người đồng đội như XB hay ADC, ProE sở hữu khoản tiền thưởng khủng lên tới hơn 143.000 USD (3,3 tỷ đồng), chưa kể thu nhập khác từ lương và livestream.
SofM
SofM (viết tắt của Style of Me) tên thật là Lê Quang Duy (SN 1998) tại Cầu Giấy, Hà Nội. Sự nghiệp của SofM bắt đầu ở GameTV nhưng tài năng của thần rừng Việt Nam chỉ bộc lộ trong màu áo Full Louis.
Tuy vậy, vì nhiều nguyên nhân, thành công cứ mãi lẩn tránh SofM mà đỉnh điểm là việc bị loại khỏi GPL Mùa Hè 2014 vì lý do không đủ tuổi thi đấu (khi đó mới 16 tuổi). Kể từ đây, SofM đã nung nấu tham vọng lớn lao chưa từng có tiền lệ trong lịch sử eSports Việt, đó là ra nước ngoài thi đấu.
![]() |
SofM ngày còn ra net thi đấu, nay đã trở thành tuyển thủ eSports thu nhập cao nhất Việt Nam |
Đến năm 2016, ước vọng này đã thành công khi SofM cập bến LPL Trung Quốc. Trải qua thêm 4 năm vật vã nơi đất khách quê người với thứ hạng ‘không cao cũng chẳng thấp’, thành công chỉ thực sự mỉm cười với Duy Cầu Giấy sau kỳ Chung Kết Thế Giới 2020, nơi SofM và các đồng đội ở Suning Gaming đứng hạng nhì chung cuộc.
Giờ đây, SofM không chỉ là lá cờ đầu của eSports Việt với mức lương khủng lên tới 5,5 tỷ đồng/tháng, mà còn là tấm gương sáng để những bạn trẻ có đam mê tiếp tục theo đuổi ước mơ.
Zeros
Zeros tên thật là Phạm Minh Lộc (SN 2000), là em út trong gia đình có ba anh em trai. Trong đó, hai người anh lớn của Zeros đều là tuyển thủ eSports chuyên nghiệp. Thế nhưng sự nghiệp của Ma vương Zeros lại chói lọi hơn cả với ba chức vô địch VCS và được phong danh xưng người đi đường trên hay nhất Việt Nam.
![]() |
Zeros đã thay đổi rất nhiều từ một cậu bé ngồi net đánh giải đến Ma vương đường trên |
Dù vậy, Zeros vẫn bị đánh giá là tuyển thủ ‘lắm tài nhiều tật’ khi suốt thời gian từ lúc anh này thi đấu đến nay, một loạt scandal đã bủa vây từ chuyện đi đêm, bị cấm thi đấu đến lùm xùm ra nước ngoài, bị nợ lương...
Mặc dù Zeros hiện vẫn đang trong biên chế EVOS Esports, nhưng tương lai của ngôi sao này hiện khá mờ mịt khi EVOS đã chia tay một loạt tuyển thủ và đứng trước nguy cơ giải thể do tổ chức mẹ không thể kham nổi khoản đầu tư vào eSports Việt.
Phương Nguyễn
Tuổi tác với một tuyển thủ eSports có sự chênh lệch rất lớn so với các môn thể thao truyền thống, dẫn đến tỷ lệ giải nghệ sớm hơn rất nhiều.
" alt=""/>Ngày ấy bây giờ của các tuyển thủ eSports nổi tiếng